Trang

14.3.20

TỪ ĐIỂN TÂM LÝ (1991, 1995, 2001 và 2007)

Đạm Nhiên, Vũ Đạm Nhiên, Nhiên, góc không, góc O, Chuyên đề Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Khắc Viện, Từ điển tâm lý, Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em, Trung tâm N-T, tủ sách tâm lý trẻ em, Lê Văn Luyện, Escher, Sun and Moon

Từ lâu tôi đã có ý định ghi hình. Nhưng đến nay mới đủ điều kiện. Chủ yếu là điều kiện vật chất.

Thứ nhất là chân máy để cố định khung hình. Đến nay tôi mới mượn được. Máy quay thì tôi tận dụng lại chiếc điện thoại. Đây là món quà bạn tôi tặng cách đây khoảng 2 năm.  Tôi soạn đến hàng này thì ký ức tôi hiện lên hình bóng bạn, tiếng nói của bạn. Bạn cũng là một người mà tôi ngưỡng mộ từ thời đi học cấp ba. Máy có vẻ đã hao mòn do tôi cũng không phải là người giữ gìn cẩn thận. Nhưng quay thử thì chất lượng vẫn tốt. Vẫn có chế độ 720p. 

Thứ hai là không gian. Lúc ở Sài Gòn, tôi ở trong hẽm, khá ồn. Tạp âm nhiều. Giờ thì tôi chuyển ra Hà Nội. May là nhà của người em mà tôi nương nhờ chỗ ở thuộc khu chung cư ngoại thành. Gần đường nhưng do tầng cao và lại cách âm nên nếu đóng cửa phòng thì cũng kín tiếng. 

Vậy là đi kèm bài đăng này tôi đã có buổi ghi hình đầu tiên.

Nhắc đến thời gian tìm kiếm thì tôi mất khoảng gần 1 năm để tìm đủ bộ 4 quyển sách này. Tất cả những gì cần chia sẻ về "Từ điển tâm lý" tôi nghĩ đã gói gọn hết trong đây. 

Hôm nay là sáng thứ bảy, tôi ngồi viết vội 1 trang giấy học trò các ý chính cần nói. Sau đó pha một ly trà đinh lăng. Chỉnh lại ánh sáng đèn bàn. Khoảng 1 giờ sau thì tôi hoàn tất bài nói của mình. Sau khi nghỉ trưa, tôi nghe lại 1 lần nữa. Chắc chắn những gì tôi nói trong cơn bộc phát sẽ có sai sót. Mong là nếu ai có điều kiện nghe trọn vẹn sẽ giúp tôi bổ túc thông qua góp ý của họ!

Buổi chiều tôi cũng đã hoàn thành xong phần mục lục (theo số giây số phút). Tôi đã soạn và dán phần mục lục này vào khung thông tin của phần ghi hình.

Danh sách nghe của tôi bao gồm bạn Hà (được nhắc tên ở phút 49). Tôi sẽ gắn thẻ tên bạn khi đưa đường dẫn buổi ghi hình lên trang cá nhân. Tôi cũng sẽ gắn thẻ tên cho 2 người thủ thư ở khối thư viện tư nhân mà tôi biết. Trong thế giới sách, tôi tin rằng cần gắn kết với nhiều dạng người, trong đó có thủ thư. 

Tôi có mong mỏi trở thành một thủ thư lành nghề. Nhưng tự biết con đường còn xa dài. Hiện tại cứ nhiệt tâm và âm thầm trui rèn. Nếu có cơ hội được trao đổi với giới thủ thư tôi nghĩ mình sẽ học được nhiều điều từ kinh nghiệm xây dựng và vận hành thư viện của họ.

Ngoài 3 người vừa kể, còn 1 người thân tín nữa. Như vậy có ít nhất 4 người. Tôi chắc chắn thân tín của tôi sẽ nghe. Còn 3 người còn lại thì chưa hẳn. 

Dẫu sao đi nữa thì tôi tin rằng buổi ghi hình này, cả chuyên đề này là tôi thực hiện cho chính tôi, cho việc tự suy xét riêng mình. 

#Nhiên
14.3.2020







Quan sát một số phim trên trang youtube, tôi phát hiện có những bạn chỉ cần đăng lên một dòng có dạng số phút : số giây thì người sau chỉ cần nhấn vào đó là có thể ngay lập tức xem được phim ở đúng đoạn có số phút : số giây đó. 

Vậy là buổi chiều sau khi đăng lên bài ghi hình của mình tôi cũng đã thử nghe lại thêm lần nữa và soạn ra mục lục theo số phút : số giây.

Việc nghe lại cũng đồng thời giúp tôi tự đánh giá bài nói chuyện của mình. Tôi nói tương đối trơn tru, không bị vấp váp nhiều, may mắn nhất là không bị ai đó hay sự việc nào bên ngoài ngắt quãng. Thật mừng! Nguyên 1 buổi chỉ 2 lần dừng lại để hớp 2 ngụm trà. 

Dẫu vậy, trong phần nói của mình vẫn có 2 lỗi. Một là nói sai quốc tịch của họa sĩ M.C. Escher. Hai là nói thiếu sự khác biệt nội dung giữa bản in đầu và 3 bản in sau. Có 2 điểm khác biệt. Tôi mới chỉ dừng ở một điểm. 

Phần nói sai tôi ghi chú trong mục lục số phút : số giây. Phần nói thiếu tôi bổ sung ở mục đánh dấu số 4 trong bài đăng này.

Sau khi soạn xong tôi dán phần mục lục vào khung mô tả. Tuy vậy sau đó kiểm tra (17:47, cùng ngày) thì thấy phần mục lục (số phút : số giây) chỉ hiển thị trên màn hình máy tính, còn ở khung hình điện thoại thì không hiển thị. Tôi không hiểu vì sao có hiện tượng này. 

Thời nay chắc chỉ có giới sáng tạo nội dung trực tuyến mới dùng máy tính. Còn phần lớn người dùng khác theo phán đoán của tôi là dùng điện thoại. Đây là bài tôi đăng công khai. Điều quan trọng nhất với tôi là trải nghiệm người dùng. Dù có thể số lượng người nghe chỉ dừng ở 4. Nhưng tôi rất trân trọng những ai đón nghe bài này. Với tôi, việc làm tốt nhất trong khả năng chừng mực để đem đến sự tiện lợi cho người dùng là cần thiết. 

Tuy vẫn chưa tìm thấy lời giải nhưng sau đó (19:16, cùng ngày) tôi đã có cách khắc phục. Tôi tra cứu thì thấy khi đăng số phút : số giây trên khung bình luận thì sẽ tạo được đường liên kết. Người xem (nếu dùng điện thoại) sẽ bấm vào được. Vậy là tôi xóa phần mục lục đi và dán vào khung bình luận. Đây là kinh nghiệm mà tôi học được. Với người khác, có lẽ là không có gì mới và biểu hiện của tôi thật ngô nghê. Nhưng tôi rất vui vì lại tích lũy thêm một bài học sống.

#Nhiên
15.3.2020



Dù đã soạn và đăng phần mục lục ở khung bình luận, nhưng ý muốn kỷ niệm kinh nghiệm đầu tiên này mỗi lúc một hiện rõ. Thế nên (11:48, hôm sau), tôi quyết định dán lại phần mục lục ở đây để tự mình ghi nhớ. Việc quét khối và dán lại sẽ tạo ra xung đột giữa 2 nền tảng. 

Đường dẫn liên kết vẫn còn nhưng có nhiều sai lệch về dáng chữ, khoảng cách chữ, độ lớn chữ. Tôi không còn cách nào khác là dán qua trung gian là khung Notepad. Rồi tiếp tục, sao chép từ khung này để dán lại vào bài đăng. Bước này giúp tôi chuyển ký tự của phần mục lục về đúng tính chất ở bài đăng. Tuy nhiên, đường dẫn liên kết lại mất. Nếu vẫn muốn hiển thị đường liên kết thì tôi lại phải sao chép và dán cho từng gạch số phút: số giây. Sẽ mất thêm một lượng thời gian không nhỏ! Nhưng tôi vẫn quyết làm. Tất cả cũng chỉ là để thử trải qua một kinh nghiệm mới, chưa từng.

Tóm lược nội dung (theo số phút : số giây)

  • 1. Lời mở đầu
  • 00:00 Chuyên đề Nguyễn Khắc Viện (các hạng mục)
  • 01:12 Thử nghiệm tạo nội dung bằng cách ghi hình
  • 02:55 Điều kiện ghi hình (ánh sáng, không gian, thiết bị)
  • 03:17 Không hiểu vì sao khung hình bị động (giật)?
  • 03:45 Vì sao chỉ chọn lọc vài quyển trong tủ sách NKV để giới thiệu?

  • 2. Quyển “Từ điển tâm lý” qua 4 lần in
  • 04:47 Dòng thời gian (xuất bản) của quyển “Từ điển tâm lý”
  • 05:53 Dòng thời gian (tìm thấy sách) của tôi
  • 06:30 Từ đâu biết tới quyển này? (lớp học, diễn đàn, thư viện, chợ sách)
  • 09:20 Sự cần thiết lập danh mục sách tại thư viện (thống kê để tiện khai thác)
  • 11:05 Kinh nghiệm tìm sách (dành cho bạn đọc)
  • 11:43 Tìm kiếm nguồn cấp tư liệu cũng là một kỹ năng cần tôi luyện. 
  • Nó thuộc vào nhóm kỹ năng “xử lý thông tin” mà kỹ năng này dần dần trở nên quan trọng trong thời này.

  • 3. Hình thức sách
  • 13:53 Quyển từ điển tâm lý đầu tiên của Việt Nam (biên soạn)?
  • 17:12 Thiết kế bìa qua 4 lần in
  • 18:02 Tủ sách tâm lý N-T
  • 26:20 Tác phẩm “Sun and Moon” (M.C. Escher) 
  • Ông là người Hà Lan. Trong buổi ghi hình, do nhớ sai nên tôi nói nhầm là người Ý.
  • 31:14 Cách đánh dấu các lần in của các NXB
  • 36:11 Đội ngũ biên soạn

  • 4. Nội dung sách
  • 38:43 Tầm quan trọng của bản in đầu
  • Ở đây khi bàn về sự khác biệt nội dung ở các lần in sau so với lần in đầu tôi chỉ mới nói 1 ý. Vẫn còn thiếu 1 ý. Tôi sẽ bổ sung trong phần cập nhật ở bài đăng đi kèm. Xin đọc bài đăng đó ở khung mô tả
  • 45:05 Không chỉ tra cứu một nguồn tư liệu duy nhất (tra cứu theo nhiều nguồn, nhiều hướng)
  • 45:54 Từ điển tâm thần học và tâm lý học (Anh – Pháp – Việt)
  • 47:49 Đánh giá tổng thể về quyển “Từ điển tâm lý”

  • 5. Kế hoạch sử dụng
  • 49:12 Gầy dựng những kệ sách gia đình (từ cảm hứng quyển này) ở 4 nơi
  • 49:25 Ý định tặng sách đã hủy như thế nào?
  • 50:34 Không bao giờ chỉ tập trung vào nội dung mà cả hình thức
  • 51:00 Tìm hiểu về sách cũng có nghĩa là tìm hiểu về những con người (tiểu sử, gia phả) đằng sau sách 
  • 52:19 Cần kiểm tra bản thân sau quá trình tìm hiểu sách (xử lý văn bản). 
  • Câu hỏi quan trọng: 
  • - Có lòng cảm thông tác giả hay không? 
  • - Có học được điều gì mới hay không? 

  • Chắc chắn những điều tôi nói (trong cơn bộc phát) sẽ có sai sót. Anh chị, quý bạn nào trong khi lắng nghe phát hiện điểm sai lạc thì xin để lại lời bình luận để tôi có dịp bổ túc. Chân thành cảm tạ sự góp ý của anh chị và quý bạn!


  • #Nhiên
  • Phác thảo và ghi hình ngày 14.3.2020 tại Hà Đông


4. Sự khác biệt về nội dung giữa bản in đầu và 3 lần in sau

Như đã nói trong buổi ghi hình, khác biệt đầu tiên là phần Bảng đối chiếu Pháp-Việt (Index Francais - Vietnamien) ở bản in đầu đã biến mất ở các lần in sau. 

Khác biệt thứ hai là phần Phụ lục I "Các bệnh chứng tâm lý" cũng đã biến mất.

Khác biệt thứ ba là ở các lần sau xuất hiện thêm một phần nội dung là "Các nhà tâm lý học".

Khác biệt thứ tư là ở lần I, lần II, mục lục không có đánh số trang. Còn lần III, IV đã được đánh số. 

Dưới đây là cách sắp xếp nội dung của lần I và 3 lần còn lại:

Lần I: Mục lục ở đầu sách (trang 3)
I. Các từ xếp từ A, B, C đến Y
II. Bảng chỉ dẫn 
III. Bảng đối chiếu Pháp - Việt
IV. Phụ lục I - Phân loại quốc tế các bệnh chứng tâm lý
V. Phụ lục II - Các test thông dụng
VI. Phụ lục III - Bộ não

Lần II, III, IV: Mục lục ở cuối sách. Lần II, Lần IV (trang cuối. Lần III (trang kế cuối)

Lần II, Lần IV:
I. Các từ xếp theo A, B, C
II. Các nhà tâm lý học
III. Phụ lục I: Các test thông dụng
IV. Phụ lục II: Bộ não
V. Bảng chỉ dẫn

Lần III:
Lời tựa
Lời mở đầu
I. Các từ xếp theo A, B, C
II. Các nhà tâm lý học
III. Phụ lục I: Các test thông dụng
IV. Phụ lục II: Bộ não
V. Bảng chỉ dẫn

Như vậy để có thể sử dụng hiệu quả cả 4 quyển từ điển thì tôi sẽ có phương án sau đây:

- Đánh máy hoặc sao chụp Bảng đối chiếu Pháp Việt và Phụ lục I (cỡ A5) ở bản đầu để kẹp vào 3 bản sau.

- Đánh máy hoặc sao chụp phần "Các nhà tâm lý học" ở 1 trong các bản sau để kẹp vào bản in đầu. Do khổ sách nhỏ hơn (11,5x19) nên tôi sẽ chú ý khi in hoặc sao chụp. 

#Nhiên
18:51, 15.3.2020


5. Hoàn cảnh buổi ghi hình thứ 2

Ở buổi thứ hai, tôi vẫn theo đà của buổi trước. Nghĩa là dự tính bao nhiêu ý thì sẽ nói cho trọn, cho đủ. Tuy nhiên, có 2 sự cố đã xảy ra. 

Một là không hiểu sao lỗ mũi bị dị ứng. Vậy là khi ngồi ghi hình cứ phải đưa tay gãi mũi liên tục. Diễn biến này làm cho chất lượng thu âm bị ảnh hưởng rõ rệt. Sức tập trung không đạt như buổi đầu. Qua đây tôi hiểu rất rõ rằng tình trạng thân thể cả về sinh lý, tâm lý đến trang phục sẽ ảnh hưởng đến việc ghi hình. Bất chấp là việc ghi hình tiến hành trong phòng riêng và chỉ có 1 mình mình. Không ai thấy, không ai biết. Nhưng chính ta là người hiểu rõ nhất. Nếu không có sự chuẩn bị, không có sự tôn trọng chính mình, chính đề tài của mình thì khó lòng thực hiện được trơn tru và có phẩm chất.

Hai là ghi âm quá nửa giờ thì điện thoại tự ngắt. Một lúc sau nhìn lại thì tôi mới phát hiện. Nghĩa là đã mất vài phút nói, vài phút quay không được lưu vào máy. Giải thích cho điều này là nằm ở chỗ bộ nhớ của điện thoại. Dung lượng không đủ để lưu tập tin nên quá trình quay bị ngắt. Tôi nhớ là 1 lần quay (khoảng 1 giờ) tiêu tốn khoảng 6GB. Nếu đúng vậy, nghĩa là máy đã không còn trống khoảng đó. Vậy là tôi thử xóa bớt dữ liệu, gỡ cài đặt một số ứng dụng không dùng. 

Quay thêm lần nữa thì vẫn bị ngắt giữa chừng. Không còn cách nào khác tôi phải hủy bỏ kết quả của buổi thứ hai. Tự thấy cả về thời lượng và thời gian trong buổi này đều không đạt. 

Tôi kết luận là nếu hôm sau có quay thì sẽ thử quay bằng trình ứng dụng youtube chứ không lưu tại máy rồi sau đó mới thượng tải. Thời lượng cũng chỉ quay tầm 20 đến 30 phút chứ không để quá nữa. Để làm điều này có lẽ tôi chỉ cần nói chừng 3 ý chính thay vì 5 ý chính là đạt. Hẳn nhiên việc ghi hình cũng sẽ dựa trên thể trạng, tâm trạng chứ không phải tùy hứng. Nếu có chuẩn bị ý tứ, nếu nhận thấy thân tâm an ổn sẽ tiến hành.

#Nhiên
Khởi ý ngày 18.3.2020
Hoàn thành ngày 24.3.2020




Trong buổi ghi hình thứ 3, tôi có nhắc đến 2 quyển cần bổ sung trong bộ Từ điển tâm lý (hiện có 4 quyển). 

Đó là các quyển:

- Từ vựng tâm lý học (Anh-Việt Pháp / Pháp-Việt-Anh, 1994, NXB Thế Giới, Lê Văn Luyện chủ biên)


Từ điển tâm lý, từ điển tâm lý lâm sàng, từ vựng tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Siêm, Chuyên đề Nguyễn Khắc Viện, Trung Tâm N-T, Trung tâm nghiên cứu tâm lý N-T, NXB Thế Giới, NXB Ngoại Văn, Vũ Đạm Nhiên, Đạm Nhiên, Nhiên, Trần Di Ái, Vũ Thị Chín, Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Văn Siêm, Phạm Kim, Nguyễn Thị Nhất, Vũ Thị Chín, Phạm Văn Đoàn, Nguyễn Minh Đức, Văn Thị Kim Cúc, Phạm Đức Thịnh, Bùi Thị Hiệp


- Từ điển tâm lý lâm sàng (Pháp-Anh-Việt, 2002, NXB Thế Giới, Nguyễn Văn Siêm / Phạm Kim chủ biên)


Từ điển tâm lý, từ điển tâm lý lâm sàng, từ vựng tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Siêm, Chuyên đề Nguyễn Khắc Viện, Trung Tâm N-T, Trung tâm nghiên cứu tâm lý N-T, NXB Thế Giới, NXB Ngoại Văn, Vũ Đạm Nhiên, Đạm Nhiên, Nhiên, Trần Di Ái, Vũ Thị Chín, Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Văn Siêm, Phạm Kim, Nguyễn Thị Nhất, Vũ Thị Chín, Phạm Văn Đoàn, Nguyễn Minh Đức, Văn Thị Kim Cúc, Phạm Đức Thịnh, Bùi Thị Hiệp


Hiện tôi vẫn chưa có 2 quyển này. 

Ảnh chụp quyển bìa xanh là trong lần tôi đến thăm Trung tâm N-T. Thấy tủ sách chỉ còn đúng 1 quyển nên đưa tay chạm sách và chụp làm kỷ niệm. 

Quyển bìa vàng tôi tìm thấy ở Thư Viện Hà Nội (cơ sở 2 tại Hà Đông). Nơi này cách tôi 15 phút đi bus. Khi nào dịch lắng tôi sẽ lại ra thư viện để đọc. Lần trước chỉ kịp chụp bìa và các thông tin quan trọng của sách.

Với việc đăng 2 ảnh này tôi mong sẽ có thêm điều kiện để tìm thấy sách. Một bạn đọc có dư muốn trao đổi? Hay tôi sẽ tìm được sách ở chợ sách cũ? Rất hy vọng!

Điều quan trọng hơn cả là tôi đã chép rõ đội ngũ biên soạn cho 2 lần in.

Lần 1, 1994, gồm:
- Lê Văn Luyện
- Trần Di Ái
- Vũ Thị Chín
- Đặng Phương Kiệt
- Nguyễn Văn Siêm

Lần 2, 2002, gồm:
- Nguyễn Văn Siêm
- Phạm Kim
- Nguyễn Thị Nhất
- Trần Di Ái
- Vũ Thị Chín
- Phạm Văn Đoàn
- Nguyễn Minh Đức
- Văn Thị Kim Cúc
- Phạm Đức Thịnh
- Bùi Thị Hiệp

Với tôi, việc chép và liệt kê ra danh sách như trên là rất quan trọng. Đây được xem như những từ khóa mà nhờ đó tôi phác thảo được "bộ mặt" của ngành tâm lý học nói chung hay những con người đứng đằng sau các quyển từ điển tâm lý nói riêng tại khu vực miền Bắc.

Thử nêu một dẫn chứng cụ thể. Từ khối tinh hoa này tôi đã đã dò ra những đầu sách viết bởi Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Văn Siêm. Và tôi đã tìm thấy một quyển từ điển khác viết bởi Nguyễn Văn Siêm có tên "Từ điển tâm thần học và tâm lý y học Anh Pháp Việt" (NXB Từ Điển Bách Khoa, 2003). Có thể thấy rõ quyển này đã thừa hưởng từ các công trình khác cả về hình thức trình bày và nội dung.

Quyển này được biên tập bởi:

- Đinh Văn Chí
- Trần Văn Cường
- Đặng Thị Dung

Sửa bản in là Đinh Văn Chí, Nguyễn Văn Siêm.


Từ điển tâm lý, từ điển tâm lý lâm sàng, từ vựng tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện, Lê Văn Luyện, Nguyễn Văn Siêm, Chuyên đề Nguyễn Khắc Viện, Trung Tâm N-T, Trung tâm nghiên cứu tâm lý N-T, NXB Thế Giới, NXB Ngoại Văn, Vũ Đạm Nhiên, Đạm Nhiên, Nhiên, Trần Di Ái, Vũ Thị Chín, Đặng Phương Kiệt, Nguyễn Văn Siêm, Phạm Kim, Nguyễn Thị Nhất, Vũ Thị Chín, Phạm Văn Đoàn, Nguyễn Minh Đức, Văn Thị Kim Cúc, Phạm Đức Thịnh, Bùi Thị Hiệp, Từ điển tâm thần học và tâm lý y học Anh Pháp Việt, NXB Từ Điển Bách Khoa

Với chuyên đề "Từ điển tâm lý (1991), thiết nghĩ tôi cần ít nhất 7 quyển để có thể đối chiếu. Hiện tại tôi có 5. Còn thiếu 2. 2 quyển thiếu đã ghi rõ ở trên. Hy vọng sớm tìm thấy sách!

Như vậy với buổi ghi hình thứ 3 này, tôi tạm thời khép lại những ghi nhận của mình với bộ sách Từ điển tâm lý.





Nhiên,
11.4.2020