Trang

23.3.19

Lý luận hệ thống | PVT#1

Góc Sách, Vũ Đạm Nhiên, Đạm Nhiên, Phan Văn Trường, Quả táo thần kỳ của ông Kimura, Một đời thương thuyết, Một đời quản trị, Lý luận hệ thống, hệ sinh thái

Không phải là người có năng lực giao tiếp. Thậm chí có bạn vui miệng, đùa mà như thật, “Nhìn anh cũng giống tự kỷ lắm!”. Thế nên tôi không có mơ mộng nào về chuyện mình có thể nâng cao năng lực đàm phán hay thuyết phục.

Dẫu vậy, tôi cũng đã mang về Góc O quyển “Một Đời Thương Thuyết”. Chưa có một tác phẩm nào viết bằng tiếng Việt trong lãnh vực này. Và quan trọng hơn là chưa thấy một người Việt Nam nào có kinh nghiệm đời thực, đã hành nghề và chinh chiến trên bàn đàm phán có lòng ngồi xuống và viết lại những đúc kết của mình. Hai lý do đó khiến tôi không thể lơ đãng trước sự hiện hữu của tác phẩm này.

Quán tính đọc tiếp tục đẩy bàn tay của tôi chạm đến quyển thứ hai “Một đời quản trị”. Cũng là một môi trường, một thứ kỹ năng mà tôi hồ nghi bản thân mình chẳng bao giờ có thể tiệm cận. 

Hai lần mua sách cách nhau 1 năm. Quyển bìa đỏ là 2017. Quyển bìa xanh là 2018. Và đến năm thứ ba, 2019, tôi gặp được tác giả. Trước đó là 2 lần hụt. Cũng ngay trong quý I năm này. Lần đầu là một buổi nói chuyện ở Viện Pháp tại Hà Nội. Xa quá và cũng đã hết tiền nên tôi không đi được. Lần hai là ở Bình Quới (hình như vậy) trong một sự kiện của một câu lạc bộ liên quan đến nông nghiệp. Lần đó do lịch cá nhân bị trùng nên tôi không đi được nhưng lòng tôi không khỏi thắc mắc về sự kỳ lạ. Bởi lẽ một người doanh nhân chuyên vào lãnh vực đàm phán và quản trị thì có liên quan gì đến vườn-ao-chuồng.

Cảm giác kỳ lạ đó kéo dài đến lần thứ 3 này. Giáo sư Phạm Văn Trường, người đã viết 2 quyển sách vừa nên, lại chọn một quyển sách khác có tựa “Quả táo thần kỳ của Kimura” để làm điểm vào (mở) mà cũng là điểm đóng (kết) trong buổi diễn thuyết nhằm khơi gợi sự suy nghĩ của thính giả.

Từ khóa cho buổi hôm nay có lẽ là “lý luận hệ thống”. Quả đúng lần thần kỳ vì bấy lâu nay đó cũng là điều tôi muốn được ai đó có đủ trải nghiệm, có đủ biện tài để có thể thuật lại cho tôi. 

Được biết đây cũng sẽ là chủ đề cho quyển sách thứ ba ra mắt trong thời gian sắp tới. Theo tôi, sách sẽ có tựa “Một Đời Tư Duy” và vì viết sâu vào chủ để thiết lập hệ sinh thái cho 1 cá nhân, cho 1 tập thể, cho 1 khu vườn, cho 1 không gian, cho 1 hệ thống để có thể tối ưu hóa năng lực sáng tạo, tính hiệu quả trong sử dụng, vừa đạt tính thẩm mỹ vừa đạt tính kinh tế mà vẫn giữ được hai được 2 thuộc tính, hòa điệu với thiên nhiên, thân thiện với môi trường thì thiết nghĩ bìa sách sẽ xanh màu cỏ cây.

#Nhiên